Nghệ thuật làm người Trúc-tra

Mục lục bài viết

    Khái quát


    Làm thế nào để gìn giữ truyền thống và truyền đạt những truyền thống này cho thế hệ đi sau? Ở Trukotka người ta đã thành lập những trường học đặc biệt, dành cho những người hiện giờ sống trong những ngôi nhà nhiều tầng, và đã từ lâu sử dụng xe buýt thay vì dùng hươu để đi lại. Văn học, thêu, hát và múa – mỗi bài học ở đây đều toát lên nét đặc trưng dân tộc. Mỗi một đứa trẻ đều hiều được sự độc đáo có một không hai của nền văn hóa dân tộc của nó.

    Lắng nghe đài nguyên hát, và hát cùng nhịp với đài nguyên – đó là một phần trong chương trình phổ thông ở Trukotka. Những điệu múa, bài hát dân tộc, tiếng mẹ đẻ và văn học. Hàng ngày tại những giờ học này bọn trẻ được dạy cách trở thành người Trúc-tra thật sự. Trên nền nhạc từ dàn đĩa những đứa trẻ học cách chuyển động sao cho giống với tổ tiên của chúng hàng trăm năm trước.

     

    Nghệ thuật làm người Trúc-tra
    Nghệ thuật làm người Trúc-tra


    “Đó là một việc rất phức tạp – giải thích cho bọn trẻ rằng tất cả những thứ đó là của chúng tôi – văn hóa của chúng tôi, di sản của chúng tôi”, – giảng viên folklor Vasilina Ekune nói.

    >> Xem thêm: 
    http://hoctiengnga.com/v140/bai-3.html

    Mỗi ngày bà Vasilina tới lớp để làm sống dậy văn hóa Trúc-tra. Còn mỗi mùa hè thì bà lại đi vào đài nguyên – tập hợp tư liệu cho bài giảng. Để gìn giữ những truyền thống lâu đời thì phải đem những truyền thống ấy từ những yaranga (ngôi nhà ở đem đi được của người dân Trúc tra du mục) vào lớp học.

    Bài học thêu dân tộc – không đơn giản là một bài học thủ công. Mỗi bức thêu trên da hươu đều có truyền thuyết của mình. Thế là bài học thủ công dần dần trở thành bài học về văn học Trukotka. Ba năm ở những khóa học này – và cô gái trở thành người nội trợ có bằng cấp của yaranga. Nhưng tất nhiên là không thể nào học hết toàn bộ sinh hoạt Trukotka trong những giờ học đó. Dựng yaranga, thắng cương cho chó, làm bẫy thú – tất cả những điều đó vẫn truyền từ người cha tới con trai như trước đây.

    Những bài học đó không dành cho chương trình phổ thông, ở đây thay cho lớp học là đài nguyên. Khả năng bắt hươu bằng bẫy truyền từ đời này sang đời khác. Đầu tiên những cậu con trai chỉ tập luyện với sừng thôi. Bài học này thành công – lúc đó mới chuyển sang bẫy hươu thật sự. Phương pháp giảng dạy đã được mài dũa qua hàng thế kỷ. Ivan Tenưnekvat là người nuôi hươu giỏi nhất trong làng, và là một trong những người gìn giữ văn hóa Trukotka.

    “Khi mà kể chuyện thì chúng thích đấy, còn trong đài nguyên, nếu như anh thấy là cậu ta làm điều già đó không đúng thì có nghĩa là anh ta không thấy thú vị” – người nuôi hươu nói.

    Hiện tại Ivan là người duy nhất trong làng này biết làm yarara (trống lục lạc dân tộc) – lại một nghệ thuật bị lãng quên khác. Nhưng anh nói rằng sẽ đến lúc anh truyền lại nghề này cho cháu chắt của mình.

     

    Cám ơn bạn đã quan tâm!

    TIN LIÊN QUAN

    Những bí mật của Moskva: nơi đâu có những cây sồi “cổ xưa” nhất, và “mosk” có nghĩa là gì
    28 THÁNG 06 Những bí mật của Moskva: nơi đâu có những cây sồi “cổ xưa” nhất, và “mosk” có nghĩa là gì

    Thủ đô Moskva của Nga là một trong những thành phố lớn đẹp nhất thế giới với lịch sử và truyền thống nhiều thế kỷ của...

    Nhà thờ Vasily Khổ hạnh – bức tranh mã hóa của một nhà thờ hồi giáo đã chết
    28 THÁNG 06 Nhà thờ Vasily Khổ hạnh – bức tranh mã hóa của một nhà thờ hồi giáo đã chết

    Truyền thuyết xa xưa của Matxcơva kể lại rằng, tại nhà thờ quân đội ở gần Kazan, trong buổi tế lễ, khi mà người trợ...

    Để lại số điện thoại
    để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

    Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
    1900 7060

    Gọi ngay

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

    Zalo chat